Vạn pháp duy tâm tạo
24/02/2023 - 18:29
Lượt xem: 806 lượt
Tất cả vô minh và giác ngộ đều bắt nguồn từ trong tâm và vạn pháp tồn tại đều sinh khởi từ những hoạt động của tâm cũng giống như những thứ khác nhau xuất hiện từ ống tay áo của nhà ảo thuật.
Hoạt động của tâm không có giới hạn, chúng tạo thành môi trường xung quanh đời sống. Một tâm bất tịnh khiến cho xung quanh đó bất tịnh, một tâm thanh tịnh khiến cho xung quanh đó có những thứ thanh tịnh. Vì vậy, môi trường sống xung quanh không có giới hạn do hoạt động của tâm.
Cũng như một bức tranh được vẽ từ một họa sĩ, môi trường xung quanh được tạo ra từ những hoạt động của tâm. Môi trường xung quanh được Đức Phật tạo ra từ sự thanh tịnh và không có nhiễm ô, còn môi trường của chúng sinh thông thường không được như vậy.
Tâm gợi ra những sắc tướng khác nhau, cũng như một người họa sĩ tài năng tạo ra những bức tranh về những thế giới khác nhau. Không có gì ở trên thế gian không sinh ra từ tâm, một vị Phật giống như tâm của chúng ta, chúng sinh hữu tình cũng giống như chư Phật. Do đó không có sự khác biệt nào ở trong tâm, chư Phật và chúng hữu tình đều có khả năng sáng tạo, tạo ra vạn pháp.
Đức Phật có một hiểu biết đúng đắn về vạn pháp vốn do vọng tâm sinh diệt và có tính hữu hạn tạo tác nên. Vì thế, những người biết được điều này có thể thấy được Đức Phật thực sự.
Nhưng tâm tạo ra môi trường xung quanh không bao giờ thoát khỏi những ký ức sợ hãi hoặc sự than vãn không chỉ trong quá khứ mà trong hiện tại và tương lai bởi vì chúng xuất phát từ vô minh và tham muốn. Chính từ vô minh và tham muốn mà thế gian được tạo ra. Tất cả những nguyên nhân, điều kiện tương tác với nhau, đan xen chằng chịt với nhau đều tồn tại trong tâm chứ không phải nơi nào khác.
Cả việc sống và chết đều xuất phát từ tâm và tồn tại ở trong tâm. Do vậy, khi tâm lo lắng về sống và chết nghĩa là ta đang sống một cuộc đời chưa giác ngộ trong thế giới vô minh tạo ra bởi tâm vô minh. Nếu chúng ta biết rằng không có thế giới vô minh nào ngoài tâm, tâm vô minh lầm đường lạc lối đó sẽ trở nên sáng rõ, và bởi vì chúng ta chấm dứt việc tạo ra những môi trường bất tịnh xung quanh nên chúng ta đạt được giác ngộ.
Bằng cách này, thế giới của sống và chết do tâm tạo ra liên hệ với tâm, ràng buộc với tâm và do tâm chi phối. Tâm là bậc Thầy tạo ra mọi tình huống, thế gian khổ đau có sinh tử do tâm vô minh tạo ra.
Do đó, vạn pháp trước tiên đều do tâm kiểm soát, chế ngự và vạn pháp là duy tâm tạo. Giống như những bánh xe đi theo con bò kéo xe, những khổ đau sẽ luôn bám theo người nói và làm với tâm bất tịnh. Còn với người nói và làm với tâm thiện thì an lạc sẽ xuất hiện với người đó như hình với bóng. Những người hành động ác nghiệp sẽ lưu lại ký ức về hành động này trong Tàng thức và đến khi nhân duyên nghiệp báo chín muồi, thời điểm hoàn trả ác nghiệp sẽ là không thể tránh khỏi. Ngược lại, những người hành động với động cơ chân thiện sẽ thấy an vui với suy nghĩ mình đã làm đúng, sẽ thấy an lạc với suy nghĩ rằng hành động thiện đó sẽ tiếp tục mang lại an lạc trong những kiếp sau. Tâm bất tịnh dễ khiến một người bị vấp ngã và chịu nhiều đau đớn, khổ sở hơn trên con đường khó khăn, chông gai. Nhưng nếu tâm thanh tịnh, con đường sẽ bằng phẳng và hành trình tràn đầy an bình. Một người có thân tâm thanh tịnh, con đường tu tập dẫn tới Phật quả sẽ phá vỡ mạng lưới của vọng tưởng bất tịnh, vị kỷ và ham muốn không chính đáng. Người có tâm an bình sẽ có sự bình an, do đó có thể ngày đêm tinh tiến trưởng dưỡng, trau dồi thân tâm.
(Theo ‘Bardo – Hành trình liễu sinh thoát tử’)
Hoạt động của tâm không có giới hạn, chúng tạo thành môi trường xung quanh đời sống. Một tâm bất tịnh khiến cho xung quanh đó bất tịnh, một tâm thanh tịnh khiến cho xung quanh đó có những thứ thanh tịnh. Vì vậy, môi trường sống xung quanh không có giới hạn do hoạt động của tâm.
Cũng như một bức tranh được vẽ từ một họa sĩ, môi trường xung quanh được tạo ra từ những hoạt động của tâm. Môi trường xung quanh được Đức Phật tạo ra từ sự thanh tịnh và không có nhiễm ô, còn môi trường của chúng sinh thông thường không được như vậy.
Tâm gợi ra những sắc tướng khác nhau, cũng như một người họa sĩ tài năng tạo ra những bức tranh về những thế giới khác nhau. Không có gì ở trên thế gian không sinh ra từ tâm, một vị Phật giống như tâm của chúng ta, chúng sinh hữu tình cũng giống như chư Phật. Do đó không có sự khác biệt nào ở trong tâm, chư Phật và chúng hữu tình đều có khả năng sáng tạo, tạo ra vạn pháp.
Đức Phật có một hiểu biết đúng đắn về vạn pháp vốn do vọng tâm sinh diệt và có tính hữu hạn tạo tác nên. Vì thế, những người biết được điều này có thể thấy được Đức Phật thực sự.
Nhưng tâm tạo ra môi trường xung quanh không bao giờ thoát khỏi những ký ức sợ hãi hoặc sự than vãn không chỉ trong quá khứ mà trong hiện tại và tương lai bởi vì chúng xuất phát từ vô minh và tham muốn. Chính từ vô minh và tham muốn mà thế gian được tạo ra. Tất cả những nguyên nhân, điều kiện tương tác với nhau, đan xen chằng chịt với nhau đều tồn tại trong tâm chứ không phải nơi nào khác.
Cả việc sống và chết đều xuất phát từ tâm và tồn tại ở trong tâm. Do vậy, khi tâm lo lắng về sống và chết nghĩa là ta đang sống một cuộc đời chưa giác ngộ trong thế giới vô minh tạo ra bởi tâm vô minh. Nếu chúng ta biết rằng không có thế giới vô minh nào ngoài tâm, tâm vô minh lầm đường lạc lối đó sẽ trở nên sáng rõ, và bởi vì chúng ta chấm dứt việc tạo ra những môi trường bất tịnh xung quanh nên chúng ta đạt được giác ngộ.
Bằng cách này, thế giới của sống và chết do tâm tạo ra liên hệ với tâm, ràng buộc với tâm và do tâm chi phối. Tâm là bậc Thầy tạo ra mọi tình huống, thế gian khổ đau có sinh tử do tâm vô minh tạo ra.
Do đó, vạn pháp trước tiên đều do tâm kiểm soát, chế ngự và vạn pháp là duy tâm tạo. Giống như những bánh xe đi theo con bò kéo xe, những khổ đau sẽ luôn bám theo người nói và làm với tâm bất tịnh. Còn với người nói và làm với tâm thiện thì an lạc sẽ xuất hiện với người đó như hình với bóng. Những người hành động ác nghiệp sẽ lưu lại ký ức về hành động này trong Tàng thức và đến khi nhân duyên nghiệp báo chín muồi, thời điểm hoàn trả ác nghiệp sẽ là không thể tránh khỏi. Ngược lại, những người hành động với động cơ chân thiện sẽ thấy an vui với suy nghĩ mình đã làm đúng, sẽ thấy an lạc với suy nghĩ rằng hành động thiện đó sẽ tiếp tục mang lại an lạc trong những kiếp sau. Tâm bất tịnh dễ khiến một người bị vấp ngã và chịu nhiều đau đớn, khổ sở hơn trên con đường khó khăn, chông gai. Nhưng nếu tâm thanh tịnh, con đường sẽ bằng phẳng và hành trình tràn đầy an bình. Một người có thân tâm thanh tịnh, con đường tu tập dẫn tới Phật quả sẽ phá vỡ mạng lưới của vọng tưởng bất tịnh, vị kỷ và ham muốn không chính đáng. Người có tâm an bình sẽ có sự bình an, do đó có thể ngày đêm tinh tiến trưởng dưỡng, trau dồi thân tâm.
(Theo ‘Bardo – Hành trình liễu sinh thoát tử’)
- 806 lượt