Tâm an nhiên không bám chấp
20/07/2024 - 17:05
Lượt xem: 113 lượt
Trong khi thiền quán, chúng ta không phải cố gắng dập tắt hay trốn tránh dòng tư tưởng. Suy nghĩ đến rồi lại đi, sinh rồi sẽ diệt, suy nghĩ tích cực hay tiêu cực cũng chẳng thành vấn đề. Hãy cứ để nó yên đấy, đừng bận tâm. Từ từ, tâm trí bạn sẽ được an trú nghỉ ngơi trong trạng thái không ngụy tạo và bạn sẽ có được tâm thực sự thảnh thơi, an bình.
Chúng ta cần nhận ra phẩm chất tốt đẹp của tâm là không bám chấp. Nếu không, ta sẽ rất dễ bị mắc kẹt trong những khuôn mẫu suy nghĩ cứng nhắc. Chúng ta thường nghĩ mình chỉ có thể hạnh phúc với những điều kiện nhất định: thời tiết phải dễ chịu, thức ăn phải tươi ngon, không khí phải vui vẻ… Và rồi, khi những điều kiện này thay đổi, tâm ta trở nên bất an phiền não. Tính cách của bạn cũng thay đổi từng phút giây. Khi đói, bạn dễ cáu bẳn. Vừa sáng nay thôi bạn còn rất vui sướng, vậy mà bây giờ cảm giác ấy đã tiêu biến đâu rồi? Chúng ta rất dễ để điều kiện ngoại cảnh kiểm soát tâm trí. Bản ngã thường bộp chộp sửng cồ. Khi thiếu tỉnh giác, tâm trí ta thường bám chặt vào những định kiến với thái độ vô cùng bảo thủ.
Tuy nhiên, nếu được rèn luyện, tâm ta sẽ có khả năng thư giãn, rồi dần dần ta sẽ học cách thích nghi với mọi biến dịch của thân - tâm - cảnh. Đây không phải sự mất phương hướng mà là nghệ nghuật sống hài hòa theo dòng chảy cuộc đời.
Chúng ta nhận ra rằng mình đang bóp méo thực tại bằng lăng kính của khái niệm và suy diễn; rằng chẳng có gì là bất biến và mọi người đều có những tri kiến khác nhau của riêng mình. Tất cả những phạm vi đẹp xấu, hay dở, đúng sai đều có tính nhị nguyên và cho dù thế nào thì tất cả đều là sự phóng chiếu của tâm. Mỗi chúng ta tự tạo ra hoàn cảnh của riêng mình. Vì thế, chúng ta không có quyền bắt tất cả mọi người suy nghĩ rập khuôn theo một chiều. Biết nhận ra và chấp nhận thực tế này sẽ đem lại cho chúng ta sự tự do, giải thoát.
Nghe có vẻ mâu thuẫn, nhưng nếu hiểu thuộc tính không bám chấp của tâm, bạn sẽ có thể bắt đầu thuần hóa nó. Cho đến giờ, chúng ta có thói quen tìm kiếm những gì ổn định, chắc chắn với đường nét, hình dáng, tính chất, định nghĩa rõ ràng. Chúng ta ai cũng có cá tính và thường nhìn nhận, phán xét thế giới qua lăng kính và sự phóng chiếu của mình. Nhưng nếu biết tháo gỡ lớp kính này để ngắm nhìn thế giới với tâm không bám chấp, ta sẽ nhận ra tiềm năng vô hạn vốn sẵn có nơi tự thân, đồng thời mở được cánh cửa từ bi trí tuệ dẫn đến niềm hạnh phúc an vui vững bền và chân thật.
Nhờ thiền quán, ta có thể thuần hóa dòng tâm thức mà không cần xiềng xích. Chúng ta an trú trong thực tại tỉnh giác nhưng vẫn để tâm được trôi chảy tự nhiên. Trong khi thiền quán, chúng ta không phải cố gắng dập tắt hay trốn tránh dòng tư tưởng. Ta nhận ra phần lớn suy nghĩ là ngụy tạo nhưng cũng biết rằng mình không thể dập tắt hoặc né tránh những suy nghĩ, vọng tưởng. Nhiều người lầm tưởng tâm mình trống rỗng trong khi thực tế nó đầy ắp ý niệm. Tôi khuyên bạn cứ để dòng tư tưởng đến rồi nhẹ nhàng nhìn nó tự tan đi. Đừng quá bận tâm mà hãy nhận biết và để chúng sinh diệt. Tâm bạn giống như đứa trẻ đang đòi hỏi yêu sách. Khi được tự do nô giỡn, nó sẽ thôi phiền nhiễu. Hãy kiên nhẫn làm việc với tâm mình, rồi cuối cùng những đòi hỏi và than phiền sẽ lắng xuống. Suy nghĩ đến rồi lại đi, sinh rồi sẽ diệt, suy nghĩ tích cực hay tiêu cực cũng chẳng thành vấn đề. Hãy cứ để nó yên đấy, đừng bận tâm. Từ từ, tâm trí bạn sẽ được an trú nghỉ ngơi trong trạng thái không ngụy tạo và bạn sẽ có được tâm thực sự thảnh thơi, an bình.
(Trích ấn phẩm ‘Giác ngộ mỗi ngày’ – Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa)
Chúng ta cần nhận ra phẩm chất tốt đẹp của tâm là không bám chấp. Nếu không, ta sẽ rất dễ bị mắc kẹt trong những khuôn mẫu suy nghĩ cứng nhắc. Chúng ta thường nghĩ mình chỉ có thể hạnh phúc với những điều kiện nhất định: thời tiết phải dễ chịu, thức ăn phải tươi ngon, không khí phải vui vẻ… Và rồi, khi những điều kiện này thay đổi, tâm ta trở nên bất an phiền não. Tính cách của bạn cũng thay đổi từng phút giây. Khi đói, bạn dễ cáu bẳn. Vừa sáng nay thôi bạn còn rất vui sướng, vậy mà bây giờ cảm giác ấy đã tiêu biến đâu rồi? Chúng ta rất dễ để điều kiện ngoại cảnh kiểm soát tâm trí. Bản ngã thường bộp chộp sửng cồ. Khi thiếu tỉnh giác, tâm trí ta thường bám chặt vào những định kiến với thái độ vô cùng bảo thủ.
Tuy nhiên, nếu được rèn luyện, tâm ta sẽ có khả năng thư giãn, rồi dần dần ta sẽ học cách thích nghi với mọi biến dịch của thân - tâm - cảnh. Đây không phải sự mất phương hướng mà là nghệ nghuật sống hài hòa theo dòng chảy cuộc đời.
Chúng ta nhận ra rằng mình đang bóp méo thực tại bằng lăng kính của khái niệm và suy diễn; rằng chẳng có gì là bất biến và mọi người đều có những tri kiến khác nhau của riêng mình. Tất cả những phạm vi đẹp xấu, hay dở, đúng sai đều có tính nhị nguyên và cho dù thế nào thì tất cả đều là sự phóng chiếu của tâm. Mỗi chúng ta tự tạo ra hoàn cảnh của riêng mình. Vì thế, chúng ta không có quyền bắt tất cả mọi người suy nghĩ rập khuôn theo một chiều. Biết nhận ra và chấp nhận thực tế này sẽ đem lại cho chúng ta sự tự do, giải thoát.
Nghe có vẻ mâu thuẫn, nhưng nếu hiểu thuộc tính không bám chấp của tâm, bạn sẽ có thể bắt đầu thuần hóa nó. Cho đến giờ, chúng ta có thói quen tìm kiếm những gì ổn định, chắc chắn với đường nét, hình dáng, tính chất, định nghĩa rõ ràng. Chúng ta ai cũng có cá tính và thường nhìn nhận, phán xét thế giới qua lăng kính và sự phóng chiếu của mình. Nhưng nếu biết tháo gỡ lớp kính này để ngắm nhìn thế giới với tâm không bám chấp, ta sẽ nhận ra tiềm năng vô hạn vốn sẵn có nơi tự thân, đồng thời mở được cánh cửa từ bi trí tuệ dẫn đến niềm hạnh phúc an vui vững bền và chân thật.
Nhờ thiền quán, ta có thể thuần hóa dòng tâm thức mà không cần xiềng xích. Chúng ta an trú trong thực tại tỉnh giác nhưng vẫn để tâm được trôi chảy tự nhiên. Trong khi thiền quán, chúng ta không phải cố gắng dập tắt hay trốn tránh dòng tư tưởng. Ta nhận ra phần lớn suy nghĩ là ngụy tạo nhưng cũng biết rằng mình không thể dập tắt hoặc né tránh những suy nghĩ, vọng tưởng. Nhiều người lầm tưởng tâm mình trống rỗng trong khi thực tế nó đầy ắp ý niệm. Tôi khuyên bạn cứ để dòng tư tưởng đến rồi nhẹ nhàng nhìn nó tự tan đi. Đừng quá bận tâm mà hãy nhận biết và để chúng sinh diệt. Tâm bạn giống như đứa trẻ đang đòi hỏi yêu sách. Khi được tự do nô giỡn, nó sẽ thôi phiền nhiễu. Hãy kiên nhẫn làm việc với tâm mình, rồi cuối cùng những đòi hỏi và than phiền sẽ lắng xuống. Suy nghĩ đến rồi lại đi, sinh rồi sẽ diệt, suy nghĩ tích cực hay tiêu cực cũng chẳng thành vấn đề. Hãy cứ để nó yên đấy, đừng bận tâm. Từ từ, tâm trí bạn sẽ được an trú nghỉ ngơi trong trạng thái không ngụy tạo và bạn sẽ có được tâm thực sự thảnh thơi, an bình.
(Trích ấn phẩm ‘Giác ngộ mỗi ngày’ – Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa)
- 113 lượt